Bạn đã hiểu hết về cà chua?

Cà chua là một loại thực phẩm không còn lạ gì nữa đối với mọi người, nhưng để hiểu hết toàn bộ công dụng của cà chua thì chưa chắc ai đã biết.Hiện nay cũng có khá nhiều người ăn cà chua sống vậy thì nó có tốt hay hai cho sức khỏe?. Trong bài viết tôi xin được trình bày 10 tác dụng của cà chua cùng những khuyến cáo khi sử dụng cà chua, cuối cùng là một vài cách làm sinh tố cà chua. Hi vọng những hiểu biết về cà chua sẽ mang lại lợi ích về sức khỏe cho bạn và người thân.
Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều Vitamin A. trong 100gr cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, 8% nhu cầu Vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu Vitamin C. Ngoài ra, còn có Vitamin B1 (0.06mg), B2 (0.04mg), PP (0.5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng Canxi, Sắt, Kali, Phosphor…có lợi cho sức khỏe. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, gải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hoá tốt.

Điều đặc biệt nhất ở cà chua đó là chất lycopene đối với sức khỏe. Đây là chất chống oxi hóa và có rất nhiều trong cà chua. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống. Vậy nên cà chua là thực phẩm tuyệt vời để có thể chống lại ung thư và một số bệnh khác. Bạn nghĩ sao nếu uống một ly nước cà chua ép mỗi ngày để có thể nạp năng lượng và tăng cường sức khỏe hơn?
Thứ 1:Cà chua đối với làn da:
Các chất chống oxi hóa có trong cà chua là thành phần chứa rất nhiều trong các kem và sữa rửa mặt. Nó có tác dụng làm sáng da, tẩy tế bào chết và ngăn ngừa mụn trứng cá rất hiệu quả nếu bạn dành 10 phút mỗi ngày đắp mặt nạ cà chua.
Thứ 2:Cà chua với xương:
lượng Canxi và vitamin K dồi dào giúp cho xương chắc khỏe. Khi bị gãy xương thì ăn nhiều cà chua là cách tốt nhất để giúp xương mau lành.
Thứ 3:Cà chua với gan:
Cà chua có tác dụng ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn của gan. Vì vậy cà chua chống được xơ gan. Thành phần nước ép trong cà chua là liều thuốc tốt giúp tan sỏi mật từ gan.
Thứ 4: Cà chua với trái tim:
Cà chua chứa nhiều Vitamin B, Kali giúp giảm lượng Cholesterol xấu, là căn nguyên gây nên các bệnh liên quan đến huyết áp. Vì vậy, cà chua rất hữu ích trong việc ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các biến chứng về tim khác.
Thứ 5: Cà chua với thận:
Các thành phần hóa học có trong cà chua giúp hòa tan sỏi mật, từ đó ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi mật. Cà chua có tác dụng lớn trong việc thanh lọc máu, do đó giúp giảm tải cho thận và giúp thận hoạt động tốt hơn.
Thứ 6: Cà chua với mắt:
Vitamin A trong cà chua rất tốt để cải thiện thị lực của mỗi người nhất là những em nhỏ ngày nay bị cận thị rất nhiều.
Thứ 7: Cà chua giảm tác hại của thuốc lá :
Hút thuốc lá có thể gây ung thư trong máu. Tuy nhiên chúng ta có thể dùng cà chua để giảm nguy cơ bị ung thư. Vì trong nó có chứa nhiều axit coumaric và axit chlorogenic là những thành phần bảo vệ cơ thể khỏi các chất ung thư.
Thứ 8: Cà chua đối với các bệnh nhân tiểu đường:
Đó chính là chất chromium có trong cà chua. Nó giúp giảm lượng đường trong máu từ đó các bệnh nhân có thể kiểm soát được bệnh của mình.
Thứ 9: Cà chua đối với máu:
Vitamin A, C và Beta-carotene có trong cà chua hoạt động như chất chống oxi hóa trong máu, làm sạch các gốc tự do gây tổn hại đến máu. Cà chua càng đỏ càng chứa nhiều Beta-carotene, 1 loại chất đặc biệt cần cho máu. Ngoài ra, cà chua còn có Vitamin K – là Vitamin cần thiết giúp ngăn ngừa xuất huyết.
Thứ 10: Cà chua đối với tóc:
Cà chua chứa rất nhiều Vitamin A, dưỡng chất giúp mái tóc khỏe mạnh và bóng đẹp. Các chuyên gia da liễu thường sử dụng casc loại chất chết xuất từ cà chua để ngăn ngừa hiện tượng gãy rụng và phục hồi tăng trưởng cho tóc. Điều trị rụng tóc là 1 trong những tác dụng của cà chua.
Lưu ý : Cà chua là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cà chua nên ăn khi đã được nấu chín vì khi đó chất Lycopen mới được giải phóng hoàn toàn.
Tuy nhiên nếu ăn cà chua sống phải chú ý điều sau đây: ăn cà chua khi quả đã chín, không được ăn cà chua khi đói và đối với người bị viêm dạ dày, đại tràng thì không nên ăn cà chua.
*Bổ sung dinh dưỡng: 200gr cà chua mỗi ngày/1 người bình thường (rửa thật sạch ăn sống hoặc xay sinh tố). Lượng cà chua này có thể đáp ứng nhu cầu về Vitamin A, A, sắt và Kali của cơ thể trong 24h.
*Chữa tăng huyết áp: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1-2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường, ăn sống. Mỗi liệu trình 10-15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó tiếp tục liệu trình khác.
* Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: 150ml nước ép cà chua, 15ml nước ép táo mèo (quả sơn trà), trộn 2 thứ này lại với nhau, uống ngày 2-3 lần
*Hỗ trợ chữa viêm gan mãn tính: 250gr cà chua rửa sạch, thái miếng; 100gr thịt bò thái lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối.. làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan bằng thuốc
Thứ 1: Không được ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Thứ 2: Không ăn cà chua xanh

Vì cà chua xanh chứ nhiều alkaloid.Khi bạn ăn nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Thứ 3: Không nên nấu cà chua quá lâu
Thứ 4: Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Thứ 5: Không được ăn cà chua khi đói
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
Cách thứ 1: Cà chua 1.000g, đường trắng 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi hòa với đường, đun sôi một lát là được, để nguội, chia uống vài lần trong ngày. Đây là một loại nước giải khát rất tốt, vừa giàu chất dinh dưỡng lại vừa có khả năng phòng chống bệnh tăng huyết áp và thanh nhiệt giải độc.
Cách thứ 2: Cà chua 150g, dứa 150g, nước ép quả chanh 15ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng; dứa gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi hòa với nước chanh, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn có tác dụng phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì.
Công thứ 3: Cà chua 500g, rau cần 250g, chanh 80g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; rau cần rửa sạch cắt đoạn ngắn; hai thứ ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh, hòa đều, chia uống nhiều lần. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn dự phòng tăng huyết áp và tình trạng vữa xơ động mạch.
Cách thứ 4: Cà chua 200g, mía 150g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; mía róc vỏ, chặt nhỏ; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt, có tác dụng kích thích tiêu hóa, phòng chống hữu hiệu tình trạng miệng khô, lưỡi nhiệt, trúng nắng, trúng nóng, chảy máu chân răng...
Cách thứ 5: Cà chua 150g, khổ qua 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; mướp đắng rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.
Sưu tầm: Quang Trung
-Đại học Nông Nghiệp-

Comments

Popular Posts