Cây Đinh lăng ( Cây Sâm của người nghèo)





         Cây Đinh lăng hay còn gọi là cây Gỏi cá là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây Đinh lăng không những được sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới. Cây Đinh lăng mang rất nhiều tính chất của nhân sâm.
       Trong một thí nghiệm với các động vật gặm nhấm các chiết suất từ cây Đinh lăng đã chứng minh nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Ở các nước Châu Á người ta sử dụng cây Đinh lăng như một loại thuốc bổ chống viêm, giải độc tố làm thuốc mỡ kháng khuẩn. Rễ cây Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai của cơ thể . Chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, chống độc. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
*Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây Đinh lăng:
1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động:
Rễ phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia làm 2 hoặc 3 lần uống trong ngày.
2. Tác dụng thông tia sữa ở phụ nữ
Rễ cây lấy khoảng từ 30-40g. Chúng ta thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Chị em nên uống nóng và dùng trong  2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7-1963).
3. Chữa vết thương:
Giã nát lá đắp lên trên vết thương.
4. Chống bệnh co giật cho trẻ em: 
Lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm.
5. Chữa bệnh đau lưng : 
Thân cành Đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.
6. Chữa liệt dương, di tinh :
Củ Đinh Lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 gram; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 gram, sa nhân 6 gram. Sắc uống trong ngày.
7. Chữa nóng sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, nóng trong người, đau tức ngực, nước tiểu màu vàng
Củ Đinh lăng tươi 30 gram, lá hoặc vỏ chanh 10 gram, vỏ quýt 10 gram, rễ sài hồ 20 gram, lá tre 20 gram, cam thảo dây 30 gram, rau má 30 gram, chua me đất 20 gran. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
8. Chữa bệnh viêm gan mạn tính
Củ Đinh lăng 12 gram, nhân trần 20 gram, ý dĩ 16 gram, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12 gram; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8 gram. Sắc uống ngày 1 lần.
9. Chữa bệnh thiếu máu

Củ Đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100 gram; tam thất 20 gram, tán nhỏ, rây bột sắc uống, mỗi ngày 100 gram.
10. Ho suyễn mãn tính
Dùng củ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8 gram, Xương bồ 6 gram, Gừng khô 4 gram, đổ vào 600 ml nước sạch sắc còn khoảng 250 ml. Uống lúc còn ấm. Chia ra ngày uống 2 lần.
Ngoài ra, người ta thường dùng đinh lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa kiết lỵ, và làm thuốc tăng lực trong dịp hội hè.Nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây Đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo".
Lưu ý: Chúng ta không nên lạm dụng quá cây Đinh lăng vì khi dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Comments

Popular Posts