Câu chuyên A.QV đốt sách ku Tí

Đây là loạt bài về nhân vật A.QV, bài viết mang tính chủ quan của tác giả. Đôi khi là chuyện góp nhặt từ những câu chuyện tác giả được nghe kể ở trà đá vỉa hè.Bạn có thể quan tâm tới loạt bài về A.QV ví dụ như
Trước khi đọc chuyện bạn cũng xem một cái clip trên Youtube (không phải của tôi): Những đứa con mất dậy nhất Việt Nam
       Hôm ấy đi làm về tôi nghe bên nhà thằng A.QV hàng xóm ầm ĩ với đủ âm thanh, nhưng chủ yếu là tiếng khóc thằng ku Tí con nó. Vừa định thay bộ quần áo công nhân, rồi sang xem tình hình thế nào. Thì thấy bà Hợi mẹ thằng A.QV hớt hải chạy sang, chưa kịp chào bà lão đã gọi tôi
''Bác Quang! May quá bác về đây rồi. Bác sang ngay nhà thằng A.QV hộ tôi''
'' Thế làm sao mà thằng con nó khóc ầm lên. Cháu cũng định sang đây''
Bà lão hớt hải '' Thằng Tí lại đi chơi điện tử, bố nó đang bắt nó tự đốt sách đấy Bác ơi''. Mắt bà lão như trực òa khóc.
''Khổ thân, tôi cũng mải bán hàng. Không để ý đến nó. Sểnh cái là nó sang nhà con mụ Thủy đầu ngõ chơi. Bố nó vừa từ Hà Nội về. Thấy nó ở quán, rồi thế đấy Bác. Thôi bác sang bảo nó đừng đốt sách của con nó. Khổ thằng bé bác ơi''.
Tôi vội chạy sang nhà thằng A.QV, bà Hợi hớt hải chạy theo sau.
Sang tới nhà A.QV thấy thằng Tí vừa khóc lóc bên cạnh đống sách vở, cặp ..của hắn.
Còn thằng A.QV đang ngồi trong nhà, nó ngồi lặng im như bất động. Hai bài tay nó đan vào nhau, tôi biết nó đang buồn lắm. Mấy chục năm chơi với nhau, từ thủa chăn trâu, bắt chuồn chuồn. Tôi biết tính thằng này, nó chẳng được học hành gì, nhưng nó không phải hạng người thô lỗ, làm việc gì không có suy nghĩ. Thấy tôi nó ngước lên '' Anh Quang sang chơi'', rồi mang lấy chè để pha.
Sau khi ngớt một ngụm chè, tôi cất tiếng hỏi '' Sao mày đốt sách nó?''
Nó thở dài ''Em bảo nó rồi. Bố mẹ không được học hành. Tao học hết lớp 3 thôi. Mày giờ học lớp 9 là nhất cả nhà rồi. Bố ít học, nhưng cũng cố đi làm thuê làm mướn để nuôi anh em mày ăn học. Giờ thôi mấy lần bố bảo mày không nghe. Mày không học thì sách vở cũng chẳng để làm gì. Mày lại giống bố đi làm thuê, tao vừa không mất tiền nuôi mày. Còn thôi, tao ít học nên không biết nói gì nữa. Mày đem tất cả sách vở ra sân rồi đốt đi''. Nó lại thở dài, trong ánh mắt thằng A.QV ánh lên nỗi buồn sâu thẳm về tuổi thơ cơ hàn của nó. Ngày ấy bố hắn đi làm thuê chẳng may gặp tai nạn để lại hai mẹ con hắn. Bà Hợi một lách 3 đứa con, chẳng thể cho A.QV đi học nữa. Là anh cả trong nhà nó tự nguyện nghỉ học phụ mẹ, để con út Lan được đi học tiếp. Tôi hơn nó có 2 tuổi, hồi ấy tôi vẫn hay cùng nó bơi qua sông, sang núi Thiên Thai bắt cua. Thằng A.QV vụng về lắm, nó không được khéo như tôi. Nên thường chẳng bắt được nhiều, thương nó, tôi hay đổ thêm cho nó một ít. Cũng có lẽ từ cái thời ấy, nó hay nghe tôi nhất. Ai bảo nó đều không nghe, chỉ mỗi anh Quang là bảo được. Giờ hai vợ chồng nó vẫn đi phụ hồ trên Hà Nội. Cuộc sống âu cũng cơ cưc lắm. Nhưng nó chẳng tiếc ku Tí cái gì, từ bé tới giờ, thằng bé chẳng thua bạn kém bè. Anh Ku (con tôi) có cái sáo thì Tí cũng có cái Kèn. Tôi làm công nhân,điều kiện cũng chẳng khấm khá. Nên thôi hai anh em cứ cảm phân nghèo nhưng vui vậy.
Hồi nhỏ ku Tí học giỏi lắm, thăng A.QV thấy thế vui lắm, nó thường bảo '' Em đã không được học rồi, nhất định phải cho Tí học lấy cái bằng đại học anh Quang ạ''. Mỗi khi ấy tôi lại cười'' Uh mày nghĩ thế là phải. Ku Tí thông minh chắc sau này chú sướng đấy. Còn thằng Ku nhà anh chậm chạp, thôi lại làm thợ giống bố em ạ''.
Thế nhưng từ hồi có Intờnet về cái làng này, tất cả trẻ con đều hỏng cả. Chúng nó đam mê chơi Game, face... Con nhà giàu có tiền không nói làm gì. Con nhà nghèo cũng chơi, thế nên bao chuyện buồn ở cái làng này đều từ đó mà ra. Con nhà thằng Hai xóm Giếng chửi cả bố vì đang chơi game bị gọi về. Con Lan nhà bà Hạnh còn bỏ đi theo trai cả mấy tháng nay, nghe nói bị dụ rỗ qua mạng. Bọn trẻ ở cái làng này đến hỏng hết. Nhiều hôm tôi với thằng A.QV uống rượu, kể về mấy chuyện con nít hư hỏng vì nét. Thằng A.QV nhiều lúc đang uống bàn đập chén xuống chửi '' M..nó chứ. Như cái con mụ Thủy đầu xóm đấy. Toàn dụ trẻ con vào quán, đầu tiên nó cho chơi miễn phí. Sau nó còn xui con nhà người ta về lấy tiền của bố của mẹ. Cái loại thất đức quá bác Quang ạ''. Lúc ấy tôi cũng chột dạ '' Mà hai thằng Ku có đi chơi không nhỉ, hôm nào tao phải rình xem A.QV ạ''.

'' Vâng , Bác ở nhà xem hộ em. Vợ chồng em đi làm xa, nó ở nhà với bà nên không biết thế nào. Nó mà làm sao vợ chồng em chết mất''. Rồi chính tôi...
Phát hiện ra hai thằng oắt đi chơi điện tử, thấy tôi đằng đằng sát khí vào quán nét. Hai thằng oắt cắt không được giọt máu. Còn mụ Thủy đon đả,chạy tới '' Bác Quang, hai đứa vừa chơi thôi. Em đã hỏi là hai đứa có được bố cho đi chơi chưa?. Anh dạo này công việc thế nào''. Tôi thì thô lỗ, lại đang lúc điên tiết chỉ thẳng mặt mụ Thủy '' Tao nói cho mày biết, nếu mày còn cho hai thằng này chơi. Thì đừng có trách tao. Còn hai thằng về''. Hôm ấy về, thằng Ku nhà tôi bị tẩn nhừ tử, từ hôm ấy nó không dám bén mảng ra quán nữa. Nhưng thằng Tí được mấy hôm, lại bị bạn bè rủ rê. Nó học hành kém đi, tôi đành gọi cho bố nó về. Thằng A.QV hôm ấy về, nó đã hết lời dậy bảo thằng bé. Thằng bé thề thốt đủ điều. Nhưng thằng bé này láu cá lắm, cứ bố mẹ nó đi làm. Là nó lại trốn đi chơi, bà Hợi thì già cả, lại thương cháu, bố mẹ nó gọi điện về thì cứ giấu '' Nó ngoan lắm, chúng mày cứ yên tâm ở đấy mà làm đi''.
Lại trở về với chuyện hiện giờ, thằng Tí đang đốt sách vở của nó. Bà Hợi với mẹ thằng Tí thì sợ , chỉ biết nói với tôi '' Anh Quang xin bố nó. Đốt sách lấy gì nó đi học''.
Nhưng mọi người không ngờ tôi bảo '' Thôi đốt hết đi, chúng nó không muốn học giữ làm gì''.
Lúc ấy, tôi hỏi '' A.QV mày định làm gì ah?''
Thằng A.QV thở dài '' Vâng, đợt này em đi làm cũng kiếm được vài chục. Em thấy sách nó dùng lại của anh Ku cũng cũ rồi. Nên cũng định mua cho nó sách mới, với cái xe đạp điện. Em biết làm thế này nhiều người bảo em không có học. Nhưng thôi em học ít, thiên hạ chửi cứ chửi. Chứ bác thấy đấy, nhà ông Sơn đấy, ông bà đều là nhà giáo đấy. Chẳng thấy to tiếng bao giờ. Nhưng giờ mất con, ai mà nghĩ con nhà ấy lại theo trai.Giờ nó mà hỏng, em cũng chết mất. Thôi đành phải làm vậy''.
Uống hết chén trà, nhìn ngọn lửa đang bốc cháy giữa sân, tôi lặng lẽ ra về với một tiếng thở dài.
Không biết cái làng này sẽ đi về đâu?


Comments

Popular Posts