Lịch siêu âm chuẩn của bà bầu

Bạn nên tìm hiểu về các bài khác liên quan của chúng tôi
Tìm hiểu về siêu âm: siêu âm có hại không, mục đích
Dấu hiệu biết có em bé

Lịch siêu âm chuẩn mà các bà bầu nên biết:


Lần khám đầu tiên

Sau 3 tuần bị chậm kinh cùng với sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, người mẹ cần đi khám để xác định có thai hay không, mấy thai và để được siêu âm. Lần siêu âm đầu tiên này khẳng định thai nhi có đang phát triển không. Cũng trong lần khám đầu này, người mẹ sẽ bắt buộc phải làm xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp…từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo. Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích hợp.

Lần khám thứ hai

Phụ nữ mang thai cần đi siêu am lần thứ 2 ở giai đoạn thai nhi được 11-12 tuần, lúc này bác sĩ sẽ siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và để biết thai nhi phát triển như thế nào. Một số chị em thường không nhớ ngày trễ kinh, kinh không đều… nên khám thai trong 3 tháng đầu này tuổi thai nhi được chuẩn đoán chính xác hơn. Đồng thời, bác sĩ có thể dự đoán được ngày lâm bồn đúng hơn. Nhờ đó mà có thể biết được khi nào sanh, sanh đủ tháng hay sanh non để người mẹ có thể chuẩn bị tâm lý.


Lần khám thứ ba

Bắt đầu vào tuần thứ 16, các bà mẹ sẽ được khám và theo dõi thai nhi thường xuyên. Vào tuần thứ 15-19 các bác sĩ có thể chẩn đoán được sức khỏe được thai nhi chính xác và rõ ràng nhất, siêu âm thai lần thứ 3 giúp bác sĩ nhận dạng được thai có bị dị tật, dị dạng gì hay không? Qua theo dõi sức khỏe bà bầu, với sự tăng cân, bác sĩ có thể cho biết được thai nhi có bị thiếu dinh dưỡng hay không để có chế độ chăm sóc đặc biệt.


Lần khám thứ tư

Đến tuần thứ 21-22, lúc này bà mẹ có thể cảm nhận được thai nhi đang phát triển và lớn dần, nhưng các bà mẹ cũng cần phải đến bác sĩ để được theo dõi. Vào giai đoạn này, các bà mẹ cần siêu âm 3D hoăc 4D để có thể biết chính xác được giới tính của con và những dấu hiệu bất thường của thai.


Lần khám thứ năm

Vào tuần thứ 26, thai phụ cần đến bác sĩ để siêu âm lại như các lần trước, và ngoài ra bà bầu cần được tiêm phòng thêm uốn ván mũi đầu tiên hoặc lần thứ 2 nếu mang thai lần thứ 2.


Lần khám thứ sáu

 Đến tuần 31-32, các bà bầu vẫn phải tiếp tục đi khám và theo dõi và tuần này bà mẹ sẽ tiêm uốn ván lần thứ 2. Giai đoạn cuối sắp sinh các bà mẹ thường xảy ra nhiều biến cố chuyển dạ, sinh non, do đó, việc đến bác sĩ theo dõi để xác định ngày sanh và chuẩn bị nhập việc lâm bồn sớm.


Lần khám thứ bảy

: Từ tuần 38-45, các bà bầu cần được theo dõi kĩ càng, đây là lần khám để bác sĩ đưa ra phương pháp sinh, sinh thường hay sinh mổ. Lần khám này rất quan trọng đối với bà bầu và thai nhi, ngoài xác định phương pháp sinh, bác sĩ còn giúp các bà bầu nên lựa chọn bệnh viện nào để sinh cho phù hợp.

Comments

Popular Posts